Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

[TÂM LÝ HỌC] 7 LÝ DO VẬT CHẤT KHÔNG MANG ĐẾN HẠNH PHÚC

1. HỨNG THÚ RỒI SẼ GIẢM DẦN.

Có đồ mới sẽ mang đến sự hài lòng nhất thời, chắc chắn rồi, nhưng hạnh phúc lâu dài? Không hẳn đâu. Sở hữu mẫu iPhone mới nhất có thể sẽ rất tuyệt, nhưng hãy yên tâm rằng thậm chí mẫu mới hơn (và tốt hơn) sẽ ra mắt. Rồi những thứ mà bạn sở hữu sẽ luôn có những mẫu khác tốt hơn, vì vậy hãy bỏ nhu cầu phải có thứ mới-nhất-và-tốt-nhất-đi và bạn sẽ hạnh phúc với những gì mà mình có.

2. NÓ SẼ LÀM BẠN PHÂN TÂM KHỎI NHỮNG THỨ THẬT SỰ QUAN TRỌNG.

Theo đuổi vật chất sẽ khiến bạn phân tâm khỏi một thứ quan trọng: theo đuổi mục tiêu. Có thể khá khó để giữ được hứng thú với mục tiêu của mình khi mà thành công đòi hỏi sự kiên nhẫn (thứ ngược lại với sự thỏa mãn tạm thời mà vật chất mang đến cho bạn). Nhưng bạn có nghĩ rằng đạt được một mục tiêu có ý nghĩa với mình sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn việc có một đống đồ đạc rồi khiến bạn cảm thấy trống rỗng trước khi có thể nhận ra điều đó không?

3. CÓ CÀNG NHIỀU, KHAO KHÁT CÀNG CAO.

Bạn đã từng chú ý rằng con nít có thể mở quà, nhìn một thoáng và rồi ném nó sang bên cạnh không hề chần chừ để mở món quà khác không? Hành động này minh họa cho chuyện sẽ diễn ra nếu bạn say mê những thỏa mãn nhất thời đi kèm với vật chất. Cho dù bạn có nhiều bao nhiêu đi nữa, bạn vẫn sẽ cảm thấy không đủ. Đó là bởi vì bạn đang cố bổ khuyết khoảng trống rỗng về cảm xúc bằng một thứ vật chất.

4. BẠN HẦU NHƯ KHÔNG THỂ DÙNG HẾT ĐỒ ĐẠC ĐƯỢC.

Có nhiều đồ đạc thì hay ho gì nếu như bạn không thật sự dùng hết chúng? Mớ phim mà bạn không xem, sách mà bạn không đọc và quần áo mà bạn không mặc có thể mang tặng cho bạn bè, bán cho cửa hàng mua bán đồ cũ hay đóng góp cho từ thiện. Nếu không sử dụng nó, có lẽ bạn cũng nên làm ra tiền (hoặc khiến người khác vui vẻ) với nó.

5. ÍT ĐỒ HƠN = ÍT BỪA BỘN HƠN = ÍT STRESS HƠN

Một ngôi nhà ngăn nắp sẽ khiến bạn cảm thấy gọn gàng và hạnh phúc. Điều này không có nghĩa là bạn cần bỏ hết những món đồ từng dùng hay làm những chuyện khác quyết liệt hơn, nhưng không thể phủ nhận rằng sống trong ngôi nhà bừa bộn sẽ khiến bạn cảm thấy rất stress. Hãy đối mặt với sự thật rằng: Bạn luôn có nhiều hơn mà bạn có thể cần. Nếu một tên trộm lẻn vào nhà và chôm đi món đồ nào đó (trừ khi là thứ quá hiển nhiên hay quá mắc), thì chưa chắc bạn sẽ nhận ra nó đã bị trộm. Đừng ngần ngại mà hãy bỏ những thứ không thiết đi. Vài tuần sau, hãy bắt đầu từ từ dọn dẹp nhà cửa và hỏi bản thân rằng: ‘ Mình có thứ nào có chức năng giống cái này, mà tốt hơn không?’ Và nếu câu trả lời là ‘Có’, hãy bỏ nó đi.

6. CÓ NHIỀU HƠN CHƯA CHẮC ĐÃ TỐT HƠN.

Nghiên cứu trong tờ báo về Tâm lý học đã nhận ra rằng có nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn (ngược lại còn tệ hơn!). Sao có thể như thế? Những người giàu đã quên làm thế nào để tận hưởng cuộc sống. Tận hưởng là một khả năng mở ra những trải nghiệm cảm xúc tích cực. Ví dụ như, một kỳ nghỉ sẽ có ba giai đoạn:
  • Hứng thú trước khi đi (nói với đồng nghiệp về việc bạn đã phấn khởi đến mức nào, và rất trông chờ được đặt chân lên bờ cát)
  • Bản thân kỳ nghỉ
  • Hồi ức sau kỳ nghỉ (lại nói về bạn đã vui vẻ đến mức nào, chụp một mớ hình và chia sẻ với bạn bè)
Có thể sống trong một cuộc sống xa hoa dường như khiến việc tận hưởng những thứ nhỏ bé khó hơn. Hãy chậm lại, sống cuộc sống hiện tại và tận hưởng mọi trải nghiệm tích cực để có những nụ cười lâu dài hơn.

7. KHÔNG THỂ MUA HẠNH PHÚC Ở CỬA HÀNG.

Hạnh phúc không phải là một thứ hiện hữu mà bạn có thể mua nó giảm giá vào ngày Thứ sáu tăm tối được. Nếu bạn muốn mua thứ gì đó có thể mang đến hạnh phúc, hãy dùng tiền để trải nghiệm (không phải là vật chất). Niềm vui khi mua đồ sẽ phai dần theo thời gian, khi mà bạn đã quen với việc có nó rồi (ví dụ như khi nó không còn ‘lấp lánh’ và ‘mới mẻ’ nữa). Nhưng dùng tiền để trải nghiệm sẽ giúp bạn đến gần những người mà mình yêu thương hơn, và mang đến cho bạn những ký ức tuyệt đẹp mà cả đời bạn sẽ nhớ mãi.
Shmilany dịch
Nguồn: lifehack
#TAMLYHOC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét