Năm chữ cái. Một âm tiết. Hàng tấn chuyện.
Một âm tiết đơn giản. Năm chữ cái tí tẹo. Thế nhưng có người thà rằng băng qua sa mạc bỏng cháy còn hơn là mở miệng nói từ đó. Thậm chí với những người có thể nói “không” (với người khác), thì việc đó cũng không phải dễ dàng gì.
Nền văn hoá đã cho chúng ta nhiều cách thức để giúp chúng ta tránh phải nói ra cái từ khủng khiếp đó. Chúng ta đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau để ngụ ý rằng chúng ta muốn từ chối mà không cần phải nhìn thẳng vào mắt một ai đó và nói “Không.” Nếu bạn quan sát từ bên ngoài các tình huống, bạn sẽ bị làm cho kinh ngạc bởi số lượng các phương thức nói giảm nói tránh khác nhau được chấp nhận trên bình diện xã hội để thay thế cho cái từ một âm ngữ hết sức đơn giản đó. Một người bạn của tôi gọi việc đó là “no-o-phobia” – tức sợ chữ “không”. Cứ như thể chúng ta sợ rằng nói năm chữ cái đó ra sẽ giết chết ai đó.
Tôi tham gia một Men’s group. Khoảng một năm trước chúng tôi gặp phải khó khăn trong việc giữ con số thành viên ở một mức cần thiết để hoạt động, vì thế tôi đã hỏi một người bạn làm ở một cơ quan Trợ giúp xã hội liệu cô có thể giới thiệu ai đó tham gia. Cô ta có một đồng nghiệp mà cô nghĩ sẽ là một sự bổ sung tốt vào nhóm, vì vậy chúng tôi đã mời anh ấy. Anh ta đến tham gia thử một buổi họp mặt và những người trong nhóm thích anh ấy. Chúng tôi đã mời anh ta tham gia chính thức nhưng sau 2 tuần vẫn không có hồi âm. Và do đó, chúng tôi hỏi anh ta thêm lần nữa, lần này thông qua tin nhắn điện thoại. Và cũng vậy, không tăm hơi. Lời mời thứ 3 được gởi thông qua email, và cũng chẳng tin tức.
Tôi nhờ bạn tôi nói chuyện với anh ấy ở nơi làm việc để xem xem chuyện gì đã xảy ra. Và phải công nhận là nhờ cô bạn, cô ấy đã nói “Không.” Cô ta bảo tôi, “Anh ta đã trả lời cậu rồi đó chứ. Đó là một chữ ‘không’ ẩn ý. Cậu không nhớ cậu đã dạy mình cái gì cách đây vài năm sao?”
Thình lình tôi nhớ lại: Cô ấy đã đến gặp tôi trong một tình trạng bối rối. Cô đã nhờ một người bạn giúp đỡ một việc nhưng người phụ nữ đó đã không nhận lời mà cũng chẳng nói “không” với cô. Mặc cho tất cả các phương thức tiếp cận, người phụ nữ này chỉ đơn giản là lưng lửng với cô ấy. “Tại sao lại thế?” cô bạn đã hỏi tôi trong sự khó chịu, “Tại sao cô ta không trả lời mình chứ?”
Vào lúc đó, tôi đã đưa ra một lời giải thích mang tính cách biệt địa lý (và do đó có thể là cách biệt về văn hoá ứng xử). Tôi đã nói với bạn tôi rằng, “Cô ta đã cho cậu câu trả lời rồi. Nó được gọi là Không của Canada.”
Bạn tôi lúc đó trông rất ngu ngơ. “Không của Canada là cái gì?” cô ấy hỏi. Và tôi đã giải thích rằng người Canada không thích nói “không”. Điều đó không có nghĩa là nó sẽ làm cho họ có khả năng nói “có/vâng” cao hơn người Mỹ. Nó chỉ có nghĩa là họ không có thường nhìn thẳng vào mắt bạn và nói “Không” như người Mỹ. Và cũng không phải là vấn đề là mặt đối mặt, nói chuyện qua điện thoại, tin nhắn hay email cho họ – họ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc để cho lời yêu cầu của bạn “chết” theo thời gian hơn là thực sự từ chối nó. Họ sẽ để bạn tự nhận ra rằng bất kể đó là điều gì mà bạn đang muốn, điều đó sẽ không xảy ra.
Nhưng tôi đã biết là mình sai kể từ sau việc đó, sai ở chỗ là không chỉ có người Canada, mà nhiều người Mỹ cũng có chung sự ẩn ý về chữ “không” như thế. Tôi đã sửa lại gọi nó là “Không” bị độngthay vì giới hạn nó chỉ với người Canada.
Nhưng câu hỏi tại sao sự bị động đó về cách nói “Không” lại phổ biến như thế vẫn còn đó. Một lợi thế nó mang lại chính là mọi người có thể giữ thể diện cho người khác, và hơn hết, mọi người có thể tránh khỏi cái từ đáng sợ bắt đầu bằng chữ M – mâu thuẫn.
Nhiều người – và tôi hy vọng bạn là một trong số họ – nhận thấy rằng toàn bộ chuyện này hơi khó hiểu, có lẽ thậm chí là khôi hài. Tại sao người phụ nữ trong câu chuyện của bạn tôi không đơn giản là nói “Không” với cô ấy? Tại sao anh chàng nọ lại không đơn giản là nói “Không” với lời mời vào nhóm chúng tôi? Điều gì mới khiến họ mở miệng phát ra âm “Không” đó? Chuyện kinh khủng gì có thể sẽ xảy ra nếu họ nói? Như Nancy Reagan và đồng nghiệp đã kiến nghị (trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác), “Chỉ cần nói “không”.”
Nhưng đây cũng là chỗ mà bạn cần tự nhắc nhở mình rằng một điều gì là khủng khiếp đối với người này lại dễ như một cuộc dạo chơi công viên đối với người khác. Thừa nhận là tôi đã không lượng hoá hiệu ứng bị động trên. Ví dụ như tôi đã không kiểm tra xem hình thức bị động này có cực đoan hơn ở người Canada so với người Mỹ không, hay ở vùng Ontario của tôi so với những vùng khác. Một trong số các bạn có thể xin hỗ trợ và nghiên cứu vấn đề này ở mức độ hệ thống hơn. Nhưng nếu bạn nhờ tôi viết đề án, thì cá một ăn mười là tôi sẽ mỉm cười, nhìn vào mắt bạn và nói một chữ “Không” hết sức thẳng thắn, chủ động và không né tránh như phong cách Canada.
Bỏ chuyện hài hước này sang một bên, điểm mấu chốt là không nên đả kích cả một dân tộc, nhưng nên đả kích bất kể những ai từ bất kể nơi nào chọn cách né tránh thụ động khi sự chân thực về phương diện xã hội là cần thiết – thậm chí nếu sự biểu hiện của sự chân thật đó có thể dẫn đến những khoảnh khắc sượng sùng. Cách dễ dàng ít khi là cách tốt nhất, và ít khi là cách đáng để tự hào. Tôi thậm chí còn đi xa hơn trong suy nghĩ về việc này: Khi sự né tránh thụ động đó trở thành lề thói, thì nó là điều đáng xấu hổ. Và thực sự là vấn đề này vượt ra cả khuôn khổ về biên giới hay giống loài.
Ít ai trong chúng ta tìm kiếm mâu thuẫn, nhưng thật khó để hình dung ra cuộc sống mà không hề có mâu thuẫn nào. Tôi không tôn trọng người đàn ông đã chọn cách im lặng, không nói “Không” thẳnng thắn với nhóm chúng tôi. Anh ta đã tránh làm người khác khó chịu, nhưng cái giá phải trả là gì? Nhân cách? Sự hèn kém? Mất đi sự tôn trọng từ người khác? Những thứ đó nghe có giống như những gì đáng để tự hào? Đôi khi nói “Không” là một điều rất đáng được trân trọng và kính nể mà ban có thể nói với ai đó.
Trần Đình Tuấn dịch
#TAMLYHOC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét