Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

[TÂM LÝ HỌC] ĐIỀU GÌ LÀM TA ĐAU, HÃY GIẢI QUYẾT NÓ TRƯỚC

Trước khi trở thành doanh nhân, tôi từng học trường kinh doanh. Quãng thời gian học MBA, có 1 bài học đã được chứng minh hữu dụng hết lần đến lần khác trong cuộc đời tôi.
Tôi đang ngồi trong lớp marketing và thảo luận nhóm cách tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Mục tiêu không phải là cung cấp dịch vụ phù hợp mà phải làm hài lòng khách hàng.
Các nhà khoa học hành vi đã khám phá được một trong những cách hiệu quả nhất để tạo được một trải nghiệm thú vị là sắp xếp để những phần có thể gây đau đớn xảy ra trước. Về mặt tâm lý, chúng ta thích những trải nghiệm được cải thiện theo thời gian. Điều đó có nghĩa sẽ tốt hơn nếu những phần nào làm bạn bực mình xảy ra trước để làm nền cho những trải nghiệm hạnh phúc về sau. Hơn nữa, chúng ta không hứng thú với những trải nghiệm gây khó chịu được lặp đi lặp lại hoặc bị xoáy sâu vào.
Ví dụ…
  • Nếu bạn đi khám, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu chỉ đợi một lần. Bộ não của bạn sẽ cho cảm giác chờ đợi ngắn hơn nếu bạn đợi 20 phút trong phòng chờ, sau đó khám rồi đi về thay vì đợi 10 phút trong phòng chờ rồi lại dành 10 phút trong phòng khám.
  • Mọi người thích mua những kỳ nghỉ trọn gói bởi vì phải trả một số tiền rất lớn ban đầu (nỗi đau) và trong suốt chuyến đi thì họ lại được tận hưởng lần lượt những trải nghiệm thú vị, những chuyến du ngoạn và tiệc tùng. Theo lời giáo sư của tôi thì những kỳ nghỉ như vậy: “Phân đoạn niềm vui và tổng hợp nỗi đau”.
  • Nếu bạn đang cung cấp một dịch vụ chuyên môn (luật sư, bảo hiểm…) thì tốt hơn hết bạn nên cung cấp tin xấu cho khách hàng trước và kết thúc với tin tốt. Hình ảnh của bạn sẽ khắc sâu trong tâm trí khách hàng hơn nếu bạn bắt đầu có vẻ yếu thế nhưng lại kết thúc tốt đẹp, thay vì khởi đầu rất tốt nhưng lại kết thúc nghèo nàn.
Những ví dụ như vậy đã làm tôi nảy sinh ý tưởng…
Nếu bạn có thể khiến trải nghiệm khách hàng thú vị hơn, tại sao bạn không thể biến trải nghiệm cuộc sống của chính bạn trở nên thú vị hơn? Làm thế nào bạn có thể tận dụng lợi thế cách bộ não xử lý những trải nghiệm đau đớn và khó chịu, dùng những kiến thức đó để sống một cuộc đời thú vị hơn?
Sau đây là một số ý tưởng thực hiện…

THÚC ĐẨY HẠNH PHÚC, SẮP XẾP NỖI ĐAU

Khách hàng trải nghiệm thú vị khi những nỗi đau kết hợp xảy ra từ đầu quá trình, sau đó được cải thiện dần theo thời gian. Nếu bạn muốn cảm thấy hạnh phúc hơn và có một ngày thú vị hơn, bạn có thể làm điều tương tự.
Ví dụ…
  • Vào một ngày bình thường, bạn có thể phải làm/ gặp điều gì đó làm mình bực bội hoặc không vui (như thanh toán các hóa đơn. Và cũng có thể có chuyện gì tốt đến với bạn, nhận được email hỏi thăm từ bạn bè chẳng hạn.
  • Nếu bạn đọc email vào giờ ăn trưa rồi thanh toán hóa đơn lúc tan ca làm thì bạn sẽ nhớ trải nghiệm trong ngày của bạn đi từ tốt đến xấu. Điều đó trái ngược với trình tự hành động của bạn.
  • Tuy nhiên, nếu bạn quyết định trải qua nỗi đau trước. Ví dụ như thanh toán hóa đơn vào buổi sáng trước khi đi làm và đọc email của bạn vào buổi trưa, ký ức của bạn sẽ ghi nhớ bạn đã trải qua 1 ngày đi từ xấu đến tốt hơn. Kết quả là, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bởi vì bộ não của bạn thích những trải nghiệm được cải thiện dần theo thời gian.
Nguyên tắc này có thể áp dụng vô rất nhiều tình huống xảy ra trong suốt một ngày của bạn.
Khi bạn làm dự án, lau nhà, dọn nhà, hãy bắt đầu với những phần việc bạn ghét nhất. Một khi làm như vậy, trải nghiệm của bạn sẽ được cải thiện dần và bạn sẽ kết thúc công việc với cảm giác thỏa mãn.
Khi bạn đến phòng gym, hãy bắt đầu với những bài tập bạn không thích. Tập những bài tập khó nhất, trải nghiệm của bạn sẽ dần cải thiện suốt quá trình tập. Đến cuối buổi tập, điều làm bạn thích thú chính là bạn cảm giác buổi tập đem lại hiệu quả. Và khi bạn cảm thấy như vậy, bạn sẽ đi tập đều hơn và đem lại kết quả như mong đợi.

SẮP XẾP NỖI ĐAU TRONG DÀI HẠN

Rất dễ cảm thấy lo lắng khi phải thực hiện các lựa chọn trong đời. Tuy nhiên, nếu bạn chọn theo đuỗi những việc tạo nên nỗi đau lớn lúc bắt đầu – như khởi nghiệp, giảm cân, sáng tạo nghệ thuật – sau này bạn sẽ có xu hướng nhìn lại những trải nghiệm này với nụ cười vì chúng được cải thiện theo thời gian.
Nhưng đừng lầm lẫn những việc như vậy với những việc như tham gia thị trường chứng khoán hay trở thành tay cờ bạc chuyên nghiệp. Bạn có thể thắng lớn nhưng cũng có thể thua đậm bất kỳ lúc nào. Những việc như vậy không tạo nỗi đau cần thiết lúc đầu. Bởi vì những việc này ít có khả năng làm bạn cảm thấy hạnh phúc trong suốt đoạn đường dài.
Dĩ nhiên, bạn có thể dễ dàng quên đi khi bạn bận tranh đấu cho thành công với những mục tiêu khác. Lúc khởi đầu, có thể dễ dàng cảm thấy như “Khởi nghiệp quá khó, tại sao không thử tham gia thị trường chứng khoán?”
Thấu hiểu sự khác nhau như vậy có thể giúp bạn ở lại đường đua và tiếp tục làm chủ những thói quen của bạn ngay cả khi ngày qua ngày đều nhận lấy bực bội.
Bây giờ bạn có thể cảm thấy đau đớn khi công việc đòi hỏi phải được định hình hoặc tốt hơn, nhưng khi những kỹ năng của bạn được cải thiện dần dần, bạn sẽ nhớ những trải nghiệm tích cực này.
Bạn có thể cảm thấy rất tệ khi ban đầu chỉ tạo được những tác phẩm xấu nhưng khi bạn làm chủ được kỹ năng và công việc trở nên tốt hơn, bạn sẽ nhớ trải nghiệm tích cực này.
Những năm đầu chiến đấu vất vả, không có gì chắc chắn sẽ là nỗi đau nhưng khi bạn học được các tạo dựng một doanh nghiệp ổn định, bạn sẽ nhớ mãi và hài lòng với trải nghiệm này.
Chọn lựa trải qua những việc gây ra nỗi đau hoặc cảm giác không thoải mái trước không chỉ áp dụng trong những việc hàng ngày hoặc việc vặt. Nó cũng giúp bạn hướng đến những mục tiêu xa hơn mà bạn hay có xu hướng trì hoãn.

BƯỚC ĐI KHỞI ĐẦU DẪN ĐẾN ĐÂU?

Nếu bạn làm được giống tôi, bạn sẽ kết thúc đoạn đường cuối đời tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Với những gì chúng ta biết về tâm lý học hành vi, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời mình đầy hạnh phúc nếu những nỗi đau được cải thiện theo thời gian.
Đây là lý do tại sao những đau đớn bạn phải trải qua để học được một kỹ năng mới trong công việc, tập luyện để trở nên khỏe hơn, tốn nhiều thời gian để làm chủ kỹ năng nghề nghiệp là đáng giá. Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy ngu ngốc khi phải học kỹ năng mới hoặc thất vọng khi phải hy sinh quãng thời gian vui vẻ của hiện tại cho một số tiền trong tương lai, nhưng khi bạn chọn trải qua đau đớn trước, bạn có thể tận hưởng thỏa thích những thành quả sau này.
Con đường dẫn đến cuộc sống thú vị hơn rất giống với con đường làm cho trải nghiệm khách hàng thú vị hơn. Nó đều bắt đầu với một vài trải nghiệm đau thương và cải thiện dần theo thời gian. Chiến lược này sẽ cho phép bạn tiến về phía hạnh phúc ngay cả khi bạn buộc phải giải quyết dứt điểm những việc làm bạn khó chịu/ đau đớn.
Đây là tất cả những lý do để bạn ngừng trì hoãn, bắt đầu đón nhận những khó khăn trên đường ngay từ bây giờ.
Mai Trâm
#tamlyhoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét