Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

[TÂM LÝ HỌC] LÀM SAO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG NGƯỜI DÌM HÀNG BẠN

Sự sỉ nhục – vô tâm của cộng đồng mạng đang ngày càng một lan rộng với những chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội với những vấn đề riêng tư và nhạy cảm. Monica Lewinsky được cho là trường hợp đầu tiên của thứ được gọi là “văn hóa sỉ nhục” khi cô mới 24 tuổi. Và trường hợp của cô trong năm 1998 không chỉ dừng lại ở đó mà còn ngày càng lan rộng và di căn như một căn bệnh của thời đại. Vụ bê bối đó đã khiến cô rơi vào im lặng suốt một quãng thời gian dài. Trong thời gian đó, cô đã theo học ngành tâm lý xã hội của Trường Kinh Tế Chính Trị thuộc Đại học Luân Đôn. Mãi đến thời gian gần đây cô mới lên tiếng về những điều đó, khởi đầu bằng với bài luận “Vanity Fair” (sự công bằng hão huyền) và bài phát biểu trong hội nghị Forbes’ 30 Under 30. Hãy lắng nghe, suy ngẫm, và hành động để thay đổi điều đó!
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng không thể tránh khỏi những lời nói đả kích, những câu nói dìm hàng tới bản thân mình, dù ít dù nhiều chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng khi việc đó xảy ra thường xuyên, với những trường hợp như vậy ta nên cư xử như thế nào cho phù hợp, hãy cùng đọc qua chia sẻ của Kristin Wong về vấn đề này.
Nhiều năm về trước, một người bạn của tôi giới thiệu tôi với một người, người này hỏi tôi kiếm sống bằng nghề gì, “Mình sống bằng chuỗi video trực tuyến”, tôi đáp. Đó là một công việc khó khăn, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực hoạch định, nghiên cứu, phỏng vấn, và là cách mà tôi thanh toán những hóa đơn. Bạn tôi vừa xen vào “Cô này là vlogger” vừa cười khúc khích. Tôi không rõ lắm ý cô bạn mình là gì, nhưng tôi cảm thấy xấu hổ.
Đó là điều đầu tiên của cái mà sau này trở thành chuỗi những tình tiết gây bối rối, xung hấn-thụ động (passive-agressive). Có thể bạn cũng đã từng bị như thế. Có thể đó là sự nghiệp của bạn. có thể đó là việc bạn muốn ăn uống khỏe mạnh hơn. Hoặc có thể là bạn thực hiện nhiều lựa chọn tiết kiệm hơn để tài chính của bạn nằm vào trật tự. Dù là bất cứ sự thúc đẩy nào, hầu hết chúng ta đã từng đối phó với một người bạn hay thành viên gia đình, người có vẻ thích hạ bệ bạn.
Điều này được gọi là social undermining (làm suy yếu về mặt xã hội, dìm, hạ bệ), và nó trông khá vô hại, nhưng nó có thể làm gây thiệt hại về mặt cảm xúc. Bạn sẽ bắt đầu ngờ vực chính mình, cảm thấy mình thiếu sự hỗ trợ, và bạn trở nên phẫn uất. Giải quyết tình trạng ấy chẳng vui chút nào, đặc biệt khi bạn ghét việc đối đầu với người khác. Nhưng tốt nhất là bạn nên bóp chết người bạn làm bạn suy yếu từ trong trứng nước trước khi bạn chạm tới điểm sôi. Dưới đây là cách thức giải quyết vấn đề.
Nhận biết Dấu hiệu
Trước tiên, cần bảo đảm là bạn đang đối mặt với việc bị làm suy yếu về mặt xã hội (social undermining, bị dìm hàng). Tất cả chúng ta thỉnh thoảng lại vô tình xúc phạm ai đó (put our foot in our mouths, dịch thô: cho chân vô mồm). Những gì trông có vẻ là xúc phạm có khi hẳn chỉ là ai đó nói điều gì đó ngớ ngẩn. Lấy ví dụ, một người bạn sống tiết kiệm có lần bảo tôi cô đã tiết kiệm được bao nhiêu cho bộ đồ cưới của mình, tôi nhất trí rằng bộ đồ cưới “rẻ tiền” đó sẽ tuyệt cú mèo. Sau khi thốt ra lời ấy tôi liền thấy thật kinh khủng, vì nó nghe như một lời phê phán thay vì một thứ mà tôi khen ngợi.
Đó là một lầm lẫn trung thực (honest mistake), không có động cơ gì cả. Còn với chuyện khiến bạn suy yếu về mặt xã hội, động cơ rõ ràng là, làm bạn suy yếu (dìm hàng). Sau đây định nghĩa về nó từ một nghiên cứu đăng trên Journal of Organizational Behavior (Tạp chí về Hành vi Thuộc Tổ Chức) , nội dung như sau:
Hành vi nhằm cản trở khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực giữa người với người, sự thành công trong công việc, và uy tín.
Về cơ bản, việc làm suy yếu về mặt xã hội sử dụng sự tiêu cực để làm suy yếu những mục đích hay thành công của một người. Bạn hẳn sẽ chú ý đến một số ít dấu vết đặc trưng ở người thực hiện những điều sau đây:
Họ cũng làm vậy với người khác: Bạn không phải là người duy nhất nhận ra.
Bạn cảm thấy phòng thủ khi ở quanh họ: Bạn cảm thấy ở thế thủ, giống như bạn phải chứng tỏ gì đó với họ, mà bạn cũng chẳng rõ là tại sao.
Họ thường phán xét: Họ thích tán gẫu về lựa chọn lối sống của những người bạn khác hay thành viên khác trong gia đình. Họ hẳn sẽ ngụy trang những lời tán gẫu và phán xét thành những mối quan tâm.
Họ rất giỏi trong việc khen ngợi nửa đùa nửa thật: Những lời ca tụng của họ có vẻ lăng mạ một cách kỳ quặc.
Họ cố gắng bù lại quá đáng (overcompensate): Họ đề cao thái quá bản thân là những người hỗ trợ, nuôi dưỡng, hay quan tâm.
Họ cám dỗ bạn: Họ hướng bạn chệch khỏi những mục tiêu của mình bằng cách đưa ra những cách thay thế đầy cám dỗ. Khi bạn cố gắng ăn kiêng, họ thúc giục bạn ăn những món không lành mạnh. Khi bạn cố gắng tiết kiệm tiền, họ xúi giục bạn phung phí của cải.
Tất nhiên, bạn muốn đảm bảo rằng mình không nhạy cảm. Tôi nhạy cảm, do đó tôi có xu hướng gạt bỏ hầu hết những lời phê bình tôi cho là làm suy yếu. Nhưng nếu thật sự tôi không chắc điều gì đó, tôi sẽ hỏi một người ngoài cuộc. Ví dụ, mẹ tôi biết rõ hơn ai hết tôi là người nhạy cảm thế nào.
Xác định Động cơ
Một khi bạn chắc chắn bạn đang đối diện những kẻ làm suy yếu người khác, sẽ có ích nếu bạn hiểu được tại sao họ làm vậy. Giả thuyết chung là người ta làm mục đích, quyết định hay sự thành đạt của bạn kém giá trị đi là vì họ … GATO (ghen ăn tức ở). Điều này đúng, nhiều lần. Nhưng không phải luôn luôn. Dưới đây là một số ít những nguyên nhân khác:
Sự cạnh tranh: Một nghiên cứu đăng ở đại học DePaul chỉ ra abusive supervision (giám sát kiểu sỉ nhục), và điều này phổ biến trong công sở. Bạn có thể có một đồng nghiệp, sếp hay người giám sát hành động một cách thù địch vì họ cảm thấy bất lực. Một nghiên cứu khác trong Tạp Chí Về Tâm Lý Học Ứng Dụng nhìn vào bottom line mentality (đường đáy tâm trí): khi một đồng nghiệp sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để thành công, kể cả loại bỏ bất cứ sự cạnh tranh nào ra khỏi lối đi.
Phóng chiếu: Người ta có thể làm giảm giá trị các lựa chọn của bạn nếu nó nhắc họ nhớ về chính bản thân. Trước khi tôi chuyển đến Los Angeles, một đồng nghiệp già nào đó nghe phong thanh về nó và gửi email cho tôi, bảo rằng đó là quyết định ngu xuẩn nhất của tôi. “Cô rồi sẽ trở lại đây vào sang năm trong ngượng ngùng,” ông ta viết, rõ là điều quyết liệt khi đọc từ một người mà tôi còn chẳng biết rõ. Nhưng rồi ông bồi thêm: mỗi người đều có những giấc mộng điên khùng, nhưng hầu hết trong chúng ta không theo đuổi chúng, đó là vì chúng ta đủ thông minh để biết chúng khùng điên. Tôi nhận ra điều này ít nói về tôi mà nói nhiều hơn về kinh nghiệm của chính ông ta.
[Xem thêm bài viết về cơ chế phóng chiếu ở đây]
Sự quan tâm: Nói cách khác, tôi cũng cho rằng việc làm suy yếu về mặt xã hội một ai đó xảy ra khi ở đó có sự quan tâm chân thành. Cha mẹ tôi đã kinh hãi khi tôi chuyển tới California. Trong một thời gian, họ tận dụng mọi lúc để làm suy yếu quyết định của tôi. Nhưng nó không đến từ sự phóng chiếu bản thân của họ, sự cạnh tranh hay đố kỵ. Họ lo lắng và sợ phải thấy tôi thất bại, bởi vì họ mong điều tốt nhất cho tôi.
Để nhận biết cách xác định kiểu làm suy yếu nào, trước tiên nên hiểu được nguyên nhân xảy ra của việc làm đó sẽ là hữu ích. Theo đó, bạn có thể chọn ra cách tốt nhất để đối phó với nó.
Ngay Thẳng và Cởi mở 
Trong hầu hết mọi trường hợp, giao tiếp nên là tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn. Bằng hữu, đồng nghiệp hay sếp có thể thậm chí không nhận ra họ đang làm suy yếu bạn để họ thực hiện việc này. Hồi tôi học phổ thông, một người bạn thân của tôi bắt đầu hẹn hò một người khác và dành hầu hết thời gian của mình cho gã. Tôi thỉnh thoảng chọc ghẹo cô nàng về mối quan hệ ấy, mà tôi còn không nghĩ gì về nó. Một hôm, cô ấy hỏi thẳng thừng, “Sao cậu chưa khi nào nói tốt gì về anh ấy nhỉ?” Tôi nhận ra mình đã xem thường những gì cô ấy có bởi vì tôi ghen tỵ với cả hai, và tôi thậm chí còn không nhận ra tôi đang làm vậy.
Có lần tôi nhận thấy ba mẹ tôi lo ngại sức khỏe của tôi trong thành phố mới, và tôi biết cách giao tiếp với họ về việc họ làm suy yếu tôi. Tôi giải thích kế hoạch của mình cho ba mẹ và chứng minh cho 2 người thấy là tôi đã cân nhắc mọi điều mà họ đã lo lắng. Thêm nữa, tôi bảo rằng tôi cần họ hỗ trợ. Từ đó về sau, chuyện làm suy yếu chấm dứt và họ thay vào đó đã hỗ trợ tôi rất nhiều.
Hãy giải thích với bạn bè hoặc thành viên trong gia đình về mục tiêu của bạn, tại sao chúng lại quan trọng với bạn, và những lời nhận xét của họ ảnh hưởng thế nào tới bạn, có thể giúp họ nhận thức rõ hơn về tình hình. Nghe có vẻ ích kỷ, khi bạn tôi đánh tiếng, tôi nhận ra mối quan hệ của cô ấy chẳng làm gì với tôi. Đó là hạnh phúc của cô nàng, còn tôi tôi có thể tách cảm xúc đố kỵ của bản thân ra khỏi đó. Việc cô ấy thẳng thừng khiến tôi nhận thức rõ hơn về tình hình và những gì tôi đang làm.
 Giao tiếp cũng rất là quan trọng khi bạn đang bị làm suy yếu ở nơi công sở. Trang xây dựng sự nghiệp Dice.com đã giải thích:
Ngay từ đầu, bạn có thể chỉ ra tình hình với một cuộc đối thoại đơn giản. Nếu bạn không được mời họp, lấy ví dụ, bạn có thể tiếp cận người đã không mời bạn, bảo họ bạn chắc chắn rằng đó là một quên sót, và yêu cầu họ mời bạn đi họp trong tương lai. Đối thoại kiểu đó “khiến bên có lỗi phải chú ý,” Kathy Robinson đã nói, (bà là người sáng lập công ty huấn luyện TurningPoint ở Arlington, Mass.
Thêm vào đó, việc này sẽ lập ra bảng lưu các hành vi (record of behaviour), phòng khi bạn bị đem làm vật thế mạng.
Nên thẳng thắng trong một số trường hợp, nhưng không phải tất cả. Nếu kiểu gây suy yếu là loại xung hấn-thụ động (Xung hấn-thụ động là 1 sự cố ý và che giấu những cảm xúc của sự tức giận. Nó bao gồm những hành vi khác nhau được dùng để đáp trả lại người khác mà người khác không nhận ra sự tức giận nằm bên dưới), bạn của bạn có thể giả vờ câm điếc. Hoặc, có thể họ sẽ lật bàn và hỏi bạn tại sao bạn lại trở nên đối đầu. Khi một chút thành thật và giao tiếp không hiệu quả, sau đây là vài cách khác.
Ngừng Cung Cấp Thông Tin Cho Họ
Cân nhắc việc giữ tiến trình, cột mốc, hay thành công của bạn cho riêng mình, nếu bạn của bạn chỉ khiến bạn thấy tệ về chúng,. Momentum (động lượng) là điều quan trọng để bạn tiếp tục tiến tới mục tiêu theo kế hoạch đã định. Khi ai đó kéo bạn xuống, điều đó có thể tiêu diệt động lượng của bạn.
Điều ấy thậm chỉ chẳng liên quan gì đến mục tiêu. Thỉnh thoảng, những kẻ làm suy yếu người khác chỉ thử khiến bạn thấy tệ về cuộc đời vốn có của bạn. Dù cách này hay cách khác, việc tránh các chủ đề khơi gợi điều đó trong họ sẽ là hữu ích. Làm Giàu Chậm Rãi đề xuất việc tái tập trung trong tình bạn:
Tập trung vào mặt tốt. Có hoạt động nào đem hai người lại với nhau theo cách tích cực? Có thể bạn thực hiện vài việc như một phần trong tập thể, bạn của bạn không đưa ra những phản hồi tiêu cực. Hoặc có thể khi đi dạo cùng nhau, anh hay cô ta đã hết sạch hơi để mà đưa ra những lời bình tùy tiện! Làm những điều này nhiều hơn và bỏ những kiểu hoạt động xã hội trong đó bạn của bạn dễ hướng vào việc làm suy yếu hay chỉ trích.
Nếu một vài khía cạnh nào trong đời bạn chắc chắn sẽ gây ra lòng ghen tỵ hay mặt cạnh tranh ở họ thì tốt nhất nên tránh những chủ đề ấy, nếu bạn muốn giữ gìn tình bạn.
Cũng trong Làm Giàu Chậm Rãi (Get Rich Slowly), một độc giả đưa ra lời khuyên thú vị để tránh những kẻ làm suy yếu:
Có một kỹ thuật, mình nghĩ là trong Nhu đạo… trong đó bạn sử dụng năng lượng của kẻ thù chống lại họ – nghĩa là khi họ lao vô bạn, bạn không cố chặn họ lại, thay vì thế lách sang bên rồi kéo họ theo hướng họ lao tới khiến họ không thể làm gì với bạn cho tới khi họ phục hồi. Đó là cách tôi ứng xử với những kẻ làm suy yếu người khác.
Thậm chí khi tôi hoàn toàn bất đồng với lập trường của họ, tôi thừa nhận nó theo kiểu “không tuyệt sao” và đổi đề tài…
Ví dụ: UMer: “Anh không biết việc thử tiết kiệm tiền là vô dụng sao? Đời sẽ có cách moi tiền khỏi tay anh” Tôi: “Ờ, có thể vậy ha. Mà nè, tối hôm qua anh có coi kịp tập phim…” Hoặc, UMer: “Mày nên mua xe mới, thằng mặt lợn.” Tôi đáp: “Trời, tao cũng thích xe mới lắm chứ! Chắc ngon lắm nhe.” và đừng bận tâm việc làm gì để mua xe mới nữa.
Trong võ thuật, nó gọi là dĩ nhu chế cương-lấy yếu đánh mạnh, và như người đọc trên đã nói, đó gồm cả thủ và công. Bạn không muốn tổn thương người bạn đang làm bạn suy yếu, nhưng bạn cũng muốn thoát khỏi cú đâm của họ đang lao tới. Nhún vai coi khinh mối xung đột ấy có thể làm cho nỗ lực của họ trở nên rõ ràng hơn, khiến họ phải tự giải quyết lấy.
Thay Đổi Mối Quan Hệ
Nếu gã làm bạn suy yếu là một người quen sơ hay một đồng nghiệp, thật dễ để ngừng nói chuyện với họ. Nhưng với bạn bè hay thành viên trong nhà, thật không dễ gì.
Nếu không còn cách hiệu quả nào khác, hãy thử vài lời khuyên chúng tôi đưa ra trước đây về việc xử lý những tên bạn đểu. Cụ thể, chúng tôi khuyên bạn không nên lãng phí thời gian với họ hay cho tình bạn đó nghỉ phép đi.
Đặc biệt khi có sự cạnh tranh, một khoảng cách nhỏ có thể hữu ích cho bạn. Câu nói absence makes the heart grow fonder (xa nhau để gần nhau) nghe có vẻ đúng. Khoảng cách có thể khiến bạn nhận ra tình bạn nên là sự hỗ trợ nhau, không phải dìm người khác.
Tận Dụng Cơ Hội
Trong vài trường hợp, bị dìm hàng cũng là một động lực. Tôi không muốn nó liên tục trong đời, nhưng đôi lúc tôi sẽ khiến nó hữu dụng.
Cạnh tranh có thể là động lực. Trong nhiều năm, tôi cạnh tranh thường xuyên với những người bạn tốt bụng của mình. Chúng tôi thường dìm thành công của nhau, không thú vị gì, nhưng nó tiếp nhiên liệu cho cuộc cạnh tranh của chúng tôi. Chúng tôi chăm chỉ làm hơn để chứng minh người kia sai. Cuối cùng, chúng tôi trưởng thành và học cách hỗ trợ nhau và được khuyến khích bởi thành tựu của người kia thay vì bị chúng đe dọa. Nhưng nếu bạn không có người bạn đầy hợp tác như vậy, sẽ tốt hơn nếu sử dụng lý lẽ dìm hàng của người khác phục vụ lợi thế của bạn. Tất nhiên, sẽ dễ có những hiệu ứng phụ đối nghịch, nên bạn phải biết khi nào thì lui lại.
Thứ hai, tôi bắt đầu dùng việc bị làm suy yếu như một công tắc báo hiệu. Nhiều lần, những người dìm người khác sẽ tấn công vào những điểm yếu nhất của bạn, và đó có thể là điều tốt, vì nó có thể khiến bạn nhận ra những điểm yếu mà bạn chưa biết. Nhiều lần, việc làm suy yếu thật vô nghĩa. Nhưng khi ai đó làm vậy, tôi sẽ trước hết tự hỏi mình có sự thật nào trong đó không trước khi quẳng nó qua bên, dù nó có lỗ mãng thế nào.
Tìm sự Trợ Giúp
Tất nhiên, cũng sẽ hữu ích khi bao bọc quanh bạn với những người hỗ trợ mình. Trong một nghiên cứu đăng trong Social Science and Medicine, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sự hỗ trợ có thể làm nên khác biệt, ngay cả khi việc làm suy yếu về mặt xã hội/dìm hàng người khác (hay họ gọi là “kiểu hỗ trợ có không chắc chắn”) tồn tại:
Việc tiếp nhận sự hỗ trợ tích cực và hữu ích từ bạn thân và gia đình có liên quan đến việc làm giảm chứng trầm cảm; còn việc tiếp nhận sự hỗ trợ không chắc chắn (problematic support) có liên quan đến việc làm tăng chứng trầm cảm. Một tương tác hỗ trợ mơ hồ và tích cực cho thấy chi phí của sự hỗ trợ mơ hồ không loại bỏ ích lợi của sự hỗ trợ tích cực.
Social undermining dìm hàng, làm suy yếu về mặt xã hội) nghe thật nản khi phải đối phó, dù đó là với bạn bè, gia đình, hay đồng nghiệp. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng sẽ chẳng có việc gì to tát và bạn có thể kiểm soát nó, hiệu quả của việc bị dìm hàng có thể len lỏi dần dần trong bạn và chiếm lĩnh lấy bạn. Bạn sẽ thấy bất an, bất lực, và giận dữ. Một hành động nhỏ có thể giúp bạn bóp chết nó từ trong trứng nước. Ít nhất thì, nó sẽ giúp bạn quản lý được vấn đề và cảm thấy nằm trong tầm kiểm soát.
 #tamlyhoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét