Đừng nhầm lẫn giữa hạnh phúc với sự thanh thản
Một phần của tâm trí chúng ta mà hầu hết mọi người đồng nhất với nó là cái phần đang âm thầm nói với chúng ta với những bình luận liên tục. Chúng ta lắng nghe nó suốt suốt ngày. Hãy gọi nó là “Người nói.”
“Người nói” thích niềm vui hơn nỗi đau, hạnh phúc hơn nỗi buồn, chiến thắng hơn thất bại, sức khỏe hơn ốm đau, và bất kỳ những lời đánh giá nào khác giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Dù nó đóng một vai trò quan trọng mà chúng ta không thể sống thiếu nó, “Người nói” đang mắc kẹt trong tính hai mặt, làm chúng ta đánh giá thứ này tốt hơn thứ kia. Nó không cho phép chúng ta trải nghiệm thế giới mà không có sự đánh giá.
Nguyên tắc trung tâm của chánh niệm (mindfulness) là nhìn vào những kinh nghiệm mà không có sự đánh giá. Những tín đồ của chánh niệm thường nói về cái phần của tâm trí chúng ta đang luyện tập chánh niệm như là “Người quan sát.” Nó sống bên ngoài tính hai mặt và nhìn mọi thứ đều có giá trị. Chánh niệm là một sự luyện tập tuyệt vời làm tăng nhận thức về điều gì đang thực sự xảy ra vì “Người quan sát” không phớt lờ hoặc làm nổi bật các chi tiết dựa trên sở thích.
Thật không may, nhiều người nói rằng chánh niệm dẫn đến hạnh phúc. Khi hạnh phúc và đau buồn là những đánh giá dựa trên những sở thích, điều này phá vỡ toàn bộ khái niệm của việc nhìn vào những kinh nghiệm của chúng ta mà không đánh giá. Luyện tập chánh niệm đúng không dẫn đến hạnh phúc; nó dẫn đến một nhận thức lớn hơn về bất kỳ điều gì bạn đang trải nghiệm dù bạn có thích nó hay không.
Chánh niệm không có nghĩa là chúng ta không có những sở thích hoặc chúng ta không nỗ lực để làm giảm đau đớn. “Người quan sát” hoàn toàn có khả năng quan sát mà không đánh giá, trong khi đó “Người nói” nói với chúng ta về những cảm xúc của chúng ta về các sự việc. Nhưng, hầu hết chúng ta chú ý đến “Người nói” và không thể tiếp cận “Người quan sát” nhiều như chúng ta nên làm. Những nhận thức của chúng ta không “đầy đủ” vì chúng ta không chú ý đến bức tranh toàn thể mà “Người quan sát” giúp làm đầy đủ.
Sự thiếu cân bằng này là nguyên nhân chính của đau khổ. Chúng ta bị nhiễm thói quen đánh giá của “Người nói” rằng chúng ta không hài lòng với cuộc sống theo cách của nó. Chúng ta chống đối những kinh nghiệm có thể có giá trị lớn vì những sở thích của chúng ta ngăn không cho chúng ta nhận thấy bức tranh tổng thể. Kết cuộc chúng ta tập trung vào việc thay đổi những kinh nghiệm và bỏ lỡ những hiểu biết sâu sắc có sẵn trong chúng. Chúng ta cũng bỏ lỡ ‘chân phúc’ (bliss) là cốt lõi của mọi khoảnh khắc.
Nhiều người luyện tập chánh niệm hoặc các hình thức khác của thiền với mục tiêu đạt được một trạng thái chân phúc. Dập tắt “Người nói” một thời gian và chỉ tập trung vào giây phút hiện tại đem lại những cảm giác rất thú vị. Họ yêu trạng thái này vì được giải phóng khỏi nỗi đau và nỗi khổ chúng ta cảm nhận khi “Người nói” đánh giá sự việc theo một lối tiêu cực. Với nhiều luyện tập, họ đạt được những trạng thái rất hài lòng mà họ gọi chúng là “niềm vui” lớn nhất.
Nhưng “niềm vui” không phải là “chân phúc”. Nó vẫn còn bị kẹt trong ý thức tương phản và thế giới hai mặt. Để cảm thấy “vui” có nghĩa là bạn sẽ đôi lúc cảm thấy “buồn”. Còn chân phúc thì nằm ngoài tính hai mặt, nó nằm trong nỗi đau cũng nhiều như trong niềm vui. Không có nhiều chân phúc trong suốt những thời điểm “vui vẻ” so với những thời điểm buồn: chân phúc đều có sẵn trong từng giây phút.
Chánh niệm không dẫn đến hạnh phúc. Nó đôi lúc dẫn đến kinh nghiệm lớn hơn của mỗi nỗi đau thực sự mà tất cả chúng ta đều có: cơ thể, tinh thần, cảm xúc và tâm linh. Thứ mà chánh niệm dẫn đến là chân phúc. Nhưng để cảm nhận nó thì bạn phải biết được sự khác nhau giữa hạnh phúc và chân phúc.
Mỗi giây phút trong cuộc sống của chúng ta là một cơ hội để ở trong chân phúc, nhưng chúng ta né tránh những cơ hội có tiềm năng nhất đó vì chúng ta nghĩ rằng những kinh nghiệm khó khăn cần được loại bỏ đầu tiên. Chúng ta tiến lại gần hơn trải nghiệm chân phúc trong suốt những thời điểm khó khăn vì chúng thách thức chúng ta thoát khỏi sự gắn bó của chúng ta với hạnh phúc.
Nó không thực sự là chân phúc nếu kinh nghiệm chúng ta nghĩ là chân phúc lại biến mất khi chúng ta đang đau đớn. Vì chân phúc nằm ngoài tính hai mặt của hạnh phúc-đau buồn, được-mất, hài lòng-không hài lòng và thậm chí sức khỏe-bệnh tật; chúng ta không thể thực sự biết được chân phúc cho đến khi chúng ta nhìn thấy nó trong nỗi đau của chúng ta. Một khi chúng ta tìm thấy chân phúc trong nỗi đau thì chúng ta tìm thấy nó ở khắp mọi nơi.
Hiện tại tôi đã tìm thấy chân phúc, tôi thấy nó trong mọi giây phút của cuộc đời tôi bất kể hoàn cảnh sống hoặc trạng thái tinh thần. Tôi thích gọi nó là ‘sự thanh thản’ vì nó là sự miêu tả tốt hơn đối với tôi: Tất cả trạng thái đều là chân phúc và không có nhu cầu thay đổi bất kỳ thứ nào trong số chúng để trải nghiệm chân phúc. Trong sự thanh thản, tôi có thể nhìn thấy trầm cảm là một phần của chân phúc cũng nhiều như hạnh phúc, sự hài lòng và tất cả tình trạng khác.
Sự thanh thản là bản chất của Yoga như được miêu tả trong Bhagavad-Gita. Khi chúng ta đang thanh thản (chân phúc), chúng ta đưa ra những quyết định dựa trên sự thông thái, thông tin đi vào từ cả “Người nói” và “Người quan sát”. Chúng ta không còn bị kiểm soát bởi những cái thích và không thích của “Người nói” dù chúng ta được thông báo bởi những nhận thức của nó. Chúng ta làm điều đúng, không nhất thiết là những thứ làm thỏa mãn cái tôi của chúng ta.
Tác giả: Tom Wootton sáng lập tổ chức Bipolar Advantage (Lợi thế lưỡng cực) với sứ mệnh giúp đỡ những người có tình trạng tâm thần này thay đổi lối suy nghĩ và hành vi của họ để họ có thể sống cuộc đời phi thường.
#TAMLYHOC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét