Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

[TÂM LÝ HỌC] BỊ PHỚT LỜ NHƯ MỘT CHIẾN LƯỢC BẮT NẠT

Hãy nghĩ về một lần mà bạn bị phớt lờ. Hãy nghĩ đến cảm giác của bạn. Đau đớn, buồn bã, bối rối, căng thẳng,… Bạn có nghĩ rằng: “Mình bị làm sao thế này?’ hoặc “Tại sao mình lại bị bỏ rơi?” Hay những lúc mà bạn đủ dũng cảm để thoát ra và hỏi ‘tại sao chuyện này lại xảy ra?’ và nhận được một câu trả lời lịch sự từ người khác, cái làm bạn nghi ngờ bản thân hơn và vẫn không có câu trả lời?
Bây giờ hãy nghĩ đến việc bị phớt lờ, bị bỏ rơi và bị đẩy ra ngoài… ngày này qua ngày khác. Sự phớt lờ lặp đi lặp lại này là một trong những cách bắt nạt tồi tệ nhất được biết đến.
Sự từ chối trong xã hội và giữa các cá nhân xảy ra khi một cá nhân bị loại bỏ một cách có chủ tâm ra khỏi một mối quan hệ giữa cá nhân hoặc bạn bè. Một người có thể bị từ chối bởi một cá nhân hoặc bởi cả một nhóm người (đám đông). Hơn thế nữa, sự loại bỏ có thể hoặc là công khai với những hành động bắt nạt công kích, hoặc là bị động như phớt lờ một người, xa lánh hoặc làm nhục họ.
Bị phớt lờ như một chiến thuật bắt nạt: Bị xem thường có thể khiến bạn cảm thấy đau khổ, thỉnh thoảng chúng ta đều đã có cảm giác này. Bị phớt lờ liên tục thì đem lại cảm giác khó chịu. Dựa theo mức độ quan trọng của người đó với bạn hoặc theo mức độ kỳ vọng của bạn về người đó mà không được đáp ứng thì bạn sẽ có khả năng phải chịu đựng nỗi đau và sự từ chối tương ứng.
Bị phớt lờ liên tục là một chiến thuật bắt nạt và nó có liên quan đến cái có thể biểu hiện như sự từ chối nhẹ với mục tiêu để kẻ bắt nạt dành được vị thế cao hơn. Hãy nhớ rằng, khi những ‘sự từ chối nhẹ’ này lặp đi lặp lại, chúng sẽ từ nhẹ trở thành quyết liệt một cách có chủ tâm từ chính những tác động liên tục của chúng trong việc cô lập mục tiêu. Ví dụ:
 Không nhìn thẳng vào mắt bạn khi gặp gỡ nhưng vẫn nhìn vào mắt người khác.
 Ở trong một tình huống xã giao và bắt tay người khác nhưng chỉ chạm nhẹ tay bạn; không tương tác với bạn với cùng một mức độ;
 Trò chuyện với những người khác, hỏi han họ, hoặc thậm chí đùa cợt rồi trở nên ít nói, trang trọng và lịch sự một cách chuyên nghiệp vì mục đích thể hiện, nhưng không hề thể hiện khả năng kết nối mà họ có với người khác, với bạn.
 Để bạn ngoài nhóm email, chia sẻ thông tin chính thức và thông tin thông thường.
Bạn đã bao giờ là người cuối cùng biết được lịch nghỉ hay đã bao giờ bạn đi làm rất vui vẻ và thấy một nhóm đồng nghiệp đang thảo luận gì đó về một vấn đề không chính thức nhưng bạn không được hỏi ý kiến; ban đầu bạn còn không được mời vào?
Nhưng khoan đã, vẫn còn nữa: Cách kẻ bắt nạt có thể cô lập mục tiêu hơn nữa: Những kẻ bắt nạt điêu luyện có sức hút sẽ nhanh chóng tăng gấp đôi sự tương tác xã hội và sự chú ý mà chúng lấy khỏi bạn và đặt nó vào người khác để chiếm sự ủng hộ từ người khác nhằm chống lại bạn. Những điều này đã từng xảy ra với bạn chưa:
 Bạn có bạn bè ở chỗ làm và bạn thấy kẻ bắt nạt nói chuyện với họ, đùa cợt, và bạn không được mời tham gia.
 Kẻ bắt nạt bắt đầu tạo ra các tình huống xã giao, thậm chí là nói chuyện thoải mái ở chỗ làm nhưng luôn là lúc bạn vắng mặt.
 Kẻ bắt nạt chia sẻ ý tưởng, chuyện cười, thời gian xã hội với người khác trừ bạn. Có một sự kiện và tất cả mọi người đều được mời trừ bạn. Những người khác nghĩ bạn không thể đến được nhưng bạn biết không phải như thế.
 Kẻ bắt nạt bắt đầu lan truyền những lời nói bóng gió sai lệch về bạn cho nhóm, cô lập bạn hơn nữa.
 Những người còn chẳng biết bạn bắt đầu tin vào những gì họ nói. Bạn đã nghe đến “tư duy tập thể” chưa?
 Những người mới bắt đầu nói với những người khác về bạn dựa vào những gì họ đã nghe và tin là sự thật.
Tại sao điều này lại rất đau đớn? Sự từ chối gây ra nỗi đau về cảm xúc vì bản chất xã hội của con người và nhu cầu cơ bản của chúng ta là được chấp nhận trong nhóm. Abraham Maslow và những nhà lý luận khác cho rằng nhu cầu được yêu thương và thuộc về là động lực cơ bản của con người. Theo Maslow, tất cả mọi người, cần có khả năng cho và nhận yêu thương để lành mạnh về mặt tinh thần.
Các nhà tâm lý học tin rằng giao tiếp đơn giản hoặc tương tác xã hội với người khác là chưa đủ để đáp ứng như cầu này. Thay vào đó, con người có một động lực mạnh mẽ để thiết lập và duy trì các mối quan hệ tôn trọng, chăm sóc giữa các cá nhân. Con người cần cả mối quan hệ bền vững lẫn tương tác thỏa mãn với những người trong các mối quan hệ này. Nếu không có một trong hai yếu tố thì hầu hết mọi người bắt đầu cảm thấy cô đơn và buồn bã. Do đó, việc bị từ chối là một mối đe dọa lớn. Trên thực tế, phần lớn nỗi lo âu của con người dường như phản ánh về những lo lắng về việc bị tẩy chay.
Trải nghiệm về việc bị từ chối có thể dẫn đến nhiều hậu quả tâm lý bất lợi như cô đơn, lòng tự trọng thấp, xung hấn và trầm cảm. Nó cũng có thể dẫn đến cảm giác bất an và sự nhạy cảm cao hơn về việc bị từ chối trong tương lai.
Vậy bạn có thể đối mặt như thế nào? Nhiều người sẽ khuyên bạn ‘vượt qua nó’ hoặc ‘cứ sống tiếp đi’. Hầu hết người ta nói thế vì nó khiến họ cảm thấy tốt hơn. Thế còn bạn? Cảm xúc của bạn là thật, việc bắt nạt là có thật. Rất khó để có thể ‘chỉ vượt qua’ việc bị phớt lờ, bị cô lập và bị bỏ rơi khỏi những tương tác xã hội được hy vọng.
Nhưng câu hỏi lớn của bạn phải là: ‘Tại sao lại là tôi?’. Một câu hỏi xuất sắc. Bị phớt lờ liên tục là không công bằng.
Chính vì thế, đây là 5 gợi ý của tôi để đối phó với việc liên tục bị phớt lờ:
▪ Đầu tiên, tập chấp nhận sự thật, không nhất thiết là cả thái độ. Bạn càng chối bao nhiêu thì bạn càng đau đớn và tức giận bấy nhiêu. Nếu bạn chấp nhận sự thật là bạn bị phớt lờ cho dù bạn có tốt đến đâu thì nó sẽ dễ dàng hơn. Thậm chí là nếu bạn không đồng ý với nó, chấp nhận là bước đầu tiên.
* Đặt ra giới hạn thời gian bạn dành cho việc cố gắng tìm hiểu ‘tại sao việc này xảy ra với mình’ và sau đó tìm cái gì đó khác mà bạn có thể tập trung vào, điều này thực sự có hiệu quả!
▪ Biết rằng bạn không đơn độc. Điều này có thể giúp một người liên kết được với hơn 1000 người khác cũng đang phải chịu đựng điều này và biết rằng bạn không bị cô lập bởi bất kỳ điều gì bạn đã làm… nó là bởi vì kẻ bắt nạt thì hơn. Mọi cảm giác tiêu cực của kẻ bắt nạt về người khác thực chất là sự phản chiếu chính những cảm xúc tiêu cực của chúng về bản thân. Điều gì dẫn đến việc bắt nạt? Khao khát kiểm soát người khác, bắt nguồn từ sự ghen tỵ. Đây là vẫn đề của kẻ bắt nạt, không phải bạn.
▪ Tìm kiếm những cộng đồng hoặc nhóm mà bạn cảm thấy được yêu thương, chấp nhận, sự tử tế, lòng tốt, nhạy cảm và sự ủng hộ.
▪ Duy trì việc liên kết và được bảo vệ. Tiếp tục học để bạn được truyền thêm sức mạnh. Nếu bạn chưa đi hết các bài tập của Bully Free at Work và các bài tự đánh giá, thì hãy làm việc này sớm! Cái gì được đo đếm thì cái đó được trân trọng; bạn là một kho báu, đừng quên điều đó!
Tôi sẽ nói với bạn điều này: có những cái chúng ta sẽ không hiểu được. Có cái chúng ta sẽ không thể thay đổi được. Có một điều mà chúng ta có thể thay đổi, bảo vệ và truyền sức mạnh là chính bản thân chúng ta. Sự thật sẽ luôn ở trên cao và tiếp tục tỏa sáng
#TAMLYHOC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét